Nuôi Lươn mùa nước lũ

Hiện nay, Mùa lũ không những mang lại nguồn thủy sản phong phú cho vùng ĐBSCL mà còn giúp nhiều người dân vùng ĐBSCL tăng thu nhập, cải thiện đời sống bằng cách tận dụng thời gian nhàn rỗi, nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có vào nuôi thủy sản. Trong đó, thành phố Cần Thơ cũng tận dụng những thuận lợi mùa nước lũ để nuôi lươn, một mô hình quen thuộc, lợi nhuận cao mà không đòi hỏi nhiều về chi phí cũng như diện tích nuôi.

– Ở thành phố Cần Thơ mô hình nuôi lươn phát triển mạnh ở xã Vĩnh Trinh – huyện Vĩnh Thạnh và xã Thạnh Phú – thị trấn Cờ Đỏ – huyện Cờ Đỏ. Mùa lũ về là điều kiện tốt cho người nuôi lươn vì nguồn con giống thu tự nhiên nhiều, kích cỡ lớn hơn con giống nhân tạo, giá rẻ hơn dao động từ 50.000 – 70.000 đồng/kg lươn giống cỡ 40 – 60 con/kg. Mặc dù thuận lợi về con giống tự nhiên, để có lợi nhuận cao thì đòi hỏi người nuôi biết cách chọn giống và kỹ thuật của từng hình thức nuôi là nuôi lươn bằng “bùn” và nuôi lươn “không bùn”.

– Nuôi lươn không bùn hay nuôi lươn có bùn thì khâu chọn giống là quan trọng ảnh hưởng tới lợi nhuận người nuôi. Vào mùa lũ lươn giống tự nhiên được thu gom nhiều nguồn khác nhau như: đặt chúm; xúc; đặt giớn và sử dụng điện…đặc biệt là hiện nay đa số sử dụng mồi thuốc. Nuôi lươn sử dụng con giống đánh bắt bằng mồi thuốc, bằng điện thì tỷ lệ sống rất thấp có khi tỷ lệ sống bằng 0%.

– Để đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi người nuôi nên tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
+ Vấn đề con giống: Nếu chọn con giống tự nhiên người nuôi nên chọn con giống thu mua từ thương lái quen, có uy tín. Không nên thu mua con giống tự nhiên không rõ nguồn gốc. Khi mua về người nuôi nên ương khoảng 20 – 30 ngày (tùy theo sức khỏe lươn giống), trong thời gian này không nên cho lươn ăn, đến khi nào hết chết thì tiến hành tuyển lươn có kích cỡ đồng điều và thả vào nuôi, lúc này mới cho lươn ăn.
+ Vấn đề thức ăn: Khi lươn qua giai đoạn hao hụt thì nên cho lươn ăn bình thường và nên tập cho lươn ăn nhiều loại thức ăn và lượng thức ăn cho ăn tăng dần theo nhu cầu bắt mồi của lươn, thức ăn thừa nên vớt ra tránh ô nhiễm nguồn nước. Nếu tận dụng thức ăn tự nhiên mùa lũ như cá tạp, ốc, tép.. thì nên chọn loại tươi, nên xử lý kí sinh gây bệnh (mùa lũ rất nhiều mầm bệnh) bằng cách rửa sạch trước khi cho ăn.
+ Vấn đề nước bể nuôi: Nên thay nước thường xuyên mỗi ngày một lần và thay 100% lượng nước trong bể nuôi. Trường hợp sử dụng cây nước khoan nên bơm lên bể chứa khoảng 2 – 3 ngày và kiểm tra pH phù hợp mới bơm vào bể nuôi. Đặc biệt vào mùa lũ một số nơi nước sông có độ phù sa rất cao nên lắng trước khi đưa vào bể nuôi. Đối với mô hình nuôi lươn bùn nên xịt nước sau cho lớp bùn loãng giảm tối đa. Nên định kì 15 ngày bón 0,2 kg/m2 vôi cho bể nuôi để ổn định môi trường nước và tiêu diệt một số mầm bệnh.
+ Phòng và trị bệnh:
. Trong nuôi thủy sản nên tuân thủ quy tắc “phòng bệnh là chính, trị bệnh khi cần thiết”. Người nuôi nên phòng bệnh bằng cách chọn con giống chất lượng, quản lý thức ăn và môi trường ao nuôi tốt, định kì bổ sung men tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho lươn nuôi.
. Trong mùa lũ lươn nuôi dễ mắc một số bệnh như tuyến trùng, lở loét và bệnh đỉa… Trong mùa lũ lươn nuôi dễ mắc một số bệnh như tuyến trùng, lở loét và bệnh đỉa… Nếu trường hợp lươn nuôi bị lở loét: Streptomycin, sulphamid, amoxicillin…, bị đĩa thì nên sử dụng muối 3- 4% trong 5 – 10 phút rồi thay nước mới bể nuôi.
+ Thu Hoạch lươn nuôi: Với kích cỡ lươn giống 50 – 60 con/kg thì sau thời gian nuôi 6 – 7 tháng lươn đạt trọng lượng trung bình từ 200 – 300 g/con, năng suất trung bình 5 – 10 kg/m2. Khi thu lươn người nuôi nên trữ tạm bằng như sau cứ 1 lít nước cho 1 kg lươn thịt và thả vào vài con cá trê đã cắt ngạnh để tránh lươn quấn vào nhau dẫn đến hao hụt, sau 3 – 4 giờ thì nên dùng tay đảo nước và khoảng 6 – 8 giờ thì thay nước một lần và tuyệt đối không nên trữ lươn quá 2 ngày.

Nuôi lươn mùa nước lũ, Phòng Thí Nghiệm – CCTS Cần Thơ.

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *