Tìm hướng đi cho con cá Tra

Hiện tại, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 102 cơ sở sản xuất thủy sản với sản lượng giống sản xuất khoảng 25 – 28 tỷ cá bột; tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ và Tiền Giang. Về chất lượng giống, hoàn thành giao nhận 101.000 con cá bố mẹ hậu bị thuộc chương trình thay thế đàn cá bố mẹ theo chương trình “2194”.

– Nhiều năm qua, nuôi trồng thủy sản tại khu vực này đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, vẫn còn không ít thách thức phải vượt qua. Với việc sản xuất và tiêu thụ cá tra, theo Tổng cục Thủy sản, hiện nay, chất lượng cá tra giống chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, tỷ lệ sống trong quá trình ương nuôi đạt thấp, giá vật tư đầu vào liên tục tăng, hệ số chuyển đổi thức ăn cao làm tăng giá thành cá tra nguyên liệu; quy trình nuôi cá tra thương phẩm còn sử dụng nhiều nguồn tài nguyên nước và gây ô nhiễm môi trường. Công tác quản lý đàn cá bố mẹ chọn giống tại một số địa phương chưa tốt dẫn đến tỷ lệ hao hụt trong quá trình vận chuyển và lưu giữ khá cao 20 – 30%, cá biệt có địa phương tỷ lệ hao hụt trên 40%.

– Đáng chú ý, mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ chưa chặt chẽ; hợp đồng cung cấp và thu mua sản phẩm giữa doanh nghiệp với nông dân được ký kết nhưng chưa hiệu quả, hầu hết các hộ nuôi nhỏ lẻ do không có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm trong việc xây dựng chuỗi liên kết dọc. Ảnh hưởng của việc tăng cước phí vận tải, quy định trong lượng container, phí lưu bãi đã làm gia tăng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu sản phẩm cá tra. Kinh phí chứng nhận GAP quá cao dẫn đến chi phí sản xuất tăng nên giá thành sản xuất cao, trong khi đó giá bán cá chưa có sự khác biệt với cá nguyên liệu không thực hiện theo quy phạm thực hành GAP.

– Theo kế hoạch sản xuất năm 2015 của toàn vùng, phấn đấu ổn định 5.500 ha, sản lượng cá nguyên liệu 1,1 – 1,2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu 1,75 – 1,85 tỷ USD.

– Theo ông Nguyễn Huy Điền – Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản: “Để đạt được kế hoạch đề ra thì điều quan trọng là cần phải gắn việc phát triển nuôi chế biến cá tra phù hợp với tái cơ cấu tổng thể ngành thủy sản, đồng thời phát huy tiềm năng và lợi thế của từng địa phương”.

– Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám cho rằng: “Thị trường cá tra năm 2015 rất khó đoán. Do đó, các doanh nghiệp không nên chủ quan mà phải tập trung quản lý tốt con giống, nguyên liệu đầu vào, phải đảm bảo chất lượng theo cam kết và những quy định quốc tế. Và các địa phương, người nuôi cá tra cần sản xuất theo chuỗi và quy hoạch tiêu chuẩn VietGAP- có nghĩa là rất cần phải chú ý đến chất lượng cá tra để có thể bảo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu”.

Tìm hướng đi cho con cá tra, Nguồn: Baomoi.com.

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *