Thái Lan tiếp tục gặp khó trong nuôi tôm

Xuất khẩu tôm của Thái Lan đã có dấu hiệu tăng trưởng khả quan kể từ tháng 7, tuy nhiên, năm 2014 được xác định là một năm khó khăn đối với ngành tôm nước này… Sang năm 2015, nước này sẽ phải đối mặt với việc EU ngừng áp dụng cơ chế Ưu đãi Thuế quan Phổ cập (GSP) đối với tôm đông lạnh của nước này.

1. Sản lượng tiếp tục giảm mạnh do dịch bệnh
Cuối năm 2012, Hội chứng tôm chết sớm bắt đầu xuất hiện ở Thái Lan và nhanh chóng tàn phá ngành tôm nuôi của nước này với hơn 90% là tôm chân trắng. Năm 2013, sản xuất tôm của Thái Lan “liêu xiêu” với sản lượng giảm từ mức 540.000 tấn năm 2012 xuống còn 250.000 tấn năm 2013. Năm 2014, mặc dù EMS đã được kiểm soát tốt hơn nhưng những hậu quả mà EMS để lại cho sản xuất tôm của nước này còn rất nặng nề, vì vậy nhiều dự báo về sản lượng tôm của Thái Lan trong năm nay chỉ đạt 200.000 tấn, giảm 20% so với năm 2013.

su khac biet giua tom khoe va tom benh ems

2. Thị trường xuất khẩu sang Mỹ không ngừng xuống dốc
– Trước khi EMS tấn công, Mỹ là thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Thái Lan, chiếm 37 % tổng xuất khẩu tôm của nước này. Nguồn cung tôm từ Thái Lan đã từng chiếm tới 1/4 tổng nhập khẩu tôm vào Mỹ. EMS là nguyên nhân chính dẫn tới xuất khẩu tôm sang Mỹ giảm mạnh.

– Năm 2012, xuất khẩu tôm của Thái Lan đạt 3,1 tỷ USD nhưng sang đến 2013, giảm xuống còn 2,28 tỷ USD (theo thống kê của Trung tâm Thương mại thế giới). Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ giảm từ 1,1 tỷ USD xuống còn 893,7 triệu USD.

– Đầu tháng 7 năm 2014, xuất khẩu tôm sang Mỹ tiếp tục giảm mạnh. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, nhập khẩu tôm Thái Lan vào thị trường này giảm 34% về khối lượng và 10% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Thái Lan không còn dẫn đầu về cung cấp tôm cho Mỹ kể từ năm 2013 và với đà giảm mạnh, Thái Lan rơi xuống vị trí thứ 5 trong năm 2014.

– Từ một nước “cường quốc” vê sản xuất tôm trên thế giới, năm 2014, Thái Lan đang phải tăng cường nhập khẩu tôm mới đủ nguyên liệu cho ngành chế biến. Gần đây, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm đông lạnh Thái Lan cho biết nước này có thể sẽ phải nhập khẩu tới 40.000 tấn tôm để phục vụ nhu cầu tôm nguyện liệu cho chế biến. Năm 2013, nước này mới chỉ nhập khẩu gần 12.000 tấn tôm.

– Theo nhiều dự báo thì sản xuất tôm Thái Lan sẽ phục hồi tốt hơn trong năm 2015 và với mức thuế chống bán phá giá 1,1% mà Bộ Thương mại Mỹ vừa mới công bố tháng 9 vừa qua, thấp hơn nhiều so với 112,81% đối với tôm Trung Quốc hay 6,37% cho tôm Việt Nam và 2,49% cho tôm Ấn Độ có vẻ như xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ “lạc quan” hơn trong năm tới. Tuy nhiên, việc bị hạ bậc trong báo cáo về nạn buôn người của Mỹ được công bố vào tháng 6/2014 đã tác động không nhỏ tới xuất khẩu tôm của Thái Lan, đặc biệt là xuất khẩu sang Mỹ.

– Sang năm 2015, nước này sẽ phải đối mặt với việc EU ngừng áp dụng cơ chế Ưu đãi Thuế quan Phổ cập (GSP) đối với tôm đông lạnh của nước này.

– Năm nay và cả năm tới ngành tôm Thái Lan sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn và đây lại là cơ hội lớn cho xuất khẩu tôm Việt Nam mở rộng hơn nữa trên các thị trường tiêu thụ trọng điểm trên thế giới.

Thái Lan tiếp tục gặp khó trong nuôi tôm, Nguồn: Vasep (Nguyễn Bích).

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *