Tái cơ cấu trong lĩnh vực thủy sản-phát triển vùng chuyên canh cá tra trên địa bàn thành phố Cần Thơ và giải pháp giúp phát triển ổn định, bền vững

Thành phố Cần Thơ có thế mạnh phát triển thủy sản. Mỗi năm thành phố Cần Thơ sản xuất ra từ 180 – 200 nghìn tấn thủy sản, chủ yếu là dành cho xuất khẩu. Sản lượng cũng như giá trị của thủy sản thành phố luôn tăng theo từng năm. Trong đó, cá tra là ngành hàng thuỷ sản chủ lực, tuy có diện tích nuôi ít hơn so với các loại thủy sản khác nhưng sản lượng rất lớn chiếm hơn 80% và xuất khẩu trên 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thực hiện Quyết định số 61/QĐ-UBND ngày 10/01/2017 của UBND thành phố Cần Thơ, Chi cục Thủy sản đã xây dựng kế hoạch thưc hiện tái cơ cấu trong lĩnh vực thủy sản, trong đó hình thành các vùng sản xuất thủy sản tập trung, ứng dụng công nghệ cao, các quy trình nuôi tiên tiến; xây dựng chuỗi liên kết của ngành hàng cá tra. Phấn đấu đến năm 2020, cơ bản hình thành các vùng nuôi cá tra thương phẩm 1000 ha tập trung tại các quận, huyện: Ô Môn, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh và Cờ Đỏ với các nội dung như sau:

– Áp dụng các quy phạm thực hành nuôi tốt, quy trình nuôi tiên tiến, các biện pháp nuôi đảm bảo an toàn môi trường, giảm chi phí nâng cao hiệu quả nuôi cá tra như áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, ASC,…

– Xây dựng vùng nuôi chuyên canh cá tra thương phẩm đến năm 2020: tại quận Ô Môn là 110 ha, quận Thốt Nốt là 401 ha, huyện Vĩnh Thạnh là 400 ha, huyện Cờ Đỏ là 89 ha. Trình phê duyệt 03 dự án:

+ Dự án đầu tư Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi cá tra xuất khẩu phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt với quy mô 100 ha.

+ Dự án đầu tư Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi cá tra xuất khẩu tại huyện Vĩnh Thạnh với quy mô 100 ha.

+ Kêu gọi đầu tư theo phương thức BOT cho dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp sản xuất giống tập trung quy mô 100 ha ở xã Thới hưng, huyện Cờ Đỏ nhằm huy động các nguồn vốn doanh nghiệp tham gia vào xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi thủy sản.

– Nâng cao công tác chuyển giao kỹ thuật và công tác quan trắc môi trường phòng chống dịch bệnh tại các cùng nuôi thủy sản tập trung ở các quận/huyện Ô Môn, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh với các chỉ tiêu COD, PO43-, NO2-, TSS, OS theo QCVN số 02-20:2014/BNNPTNT. Thông qua các mô hình trình diễn, tập huấn kỹ thuật, chuyển giao đến các cơ sở nuôi thủy sản các quy trình kỹ thuật tiên tiến, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực thủy sản như (men vi sinh, enzym…) nâng cao hiệu quả sản xuất.

– Tăng cường công tác quản lý:
+ Thực hiện đề án quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ theo Quyết định số 4662/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền hướng dẫn các doanh nghiệp, người nuôi các quy định mới về vệ sinh an tòan thực phẩm, các yêu cầu về chất lượng cũng như rào cản kỹ thuật đối với hàng nông thủy sản của các nước nhập khẩu.

+ Triển khai công tác bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực thuỷ sản; thực hiện Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT về tăng cường công tác kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, giám sát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản; thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc – hóa chất, thức ăn thủy sản. Thực hiện thu mẫu kiểm tra chất lượng đối với những sản phẩm thủy sản nhằm đảm bảo thực phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng.

– Phối hợp chặt chẽ với các viện, trường, các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và phát huy có hiệu quả nhất các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá tra chất lượng di truyền cao và tính trạng tăng trưởng, ứng dụng các mô hình trình diễn công nghệ tiên tiến bền vững của trường Đại học Cần Thơ và Đan Mạch.

– Xây dựng và phát triển các mô hình liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp chế biến. Tiến tới xây dựng chuỗi giá trị, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng cá tra nhằm triển khai thực hiện Quyết định 655/QĐ-BNN-TCTS ngày 09/3/2017 của Bộ NN&PTNT về việc chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản giai đoạn 2017 – 2020. Trong đó triển khai thực hiện mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết, HTX, tổ hợp tác nuôi cá tra, tôm nước lợ, cá rô phi, nhuyễn thể và tôm hùm do Tổng cục Thủy sản chủ trì.

Để nghề nuôi cá tra của thành phố Cần Thơ thực sự phát triển ổn định và bền vững cần thực hiện đồng bộ các nội dung nêu trên, trong đó vấn đề an toàn môi trường, an toàn thực phẩm và nâng cao hiệu quả nuôi là vấn đề cần đặc biệt quan tâm.

Tái cơ cấu trong lĩnh vực thủy sản-phát triển vùng chuyên canh cá tra và giải pháp phát triển ổn định, bền vững, Nguồn: Phòng Nuôi trồng Thủy sản-Chi cục Thủy sản thành phố Cần Thơ.

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *