Một số đặc tính cơ bản của Lươn Đồng (Monopterus albus)

Để phát triển nghề nuôi thủy sản nói chung và nghề nuôi lươn nói riêng ngày một tốt hơn cần phải biết tập tính cơ bản của nó.

– Lươn thường sống ở những nơi có mực nước nông và tĩnh, lớp bùn đáy hữu cơ tương đối nhiều. Các loại thủy vực này thường phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long, dọc theo con sông nhỏ, con mương hoặc con kênh nhỏ, vùng đồng trũng có nhiều cỏ rác, động vật chết và phân hủy, hoặc một số đồng ruộng lâu ngày không sử dụng tới (nơi canh tác lúa có một khoảng thời gian nghỉ gián đoạn)… Đó là những nơi lươn thường sinh sống nhiều nhất.

– Lươn là một loài cá ăn động vật sống, động vật thân mềm sống ở trong bùn đáy như trùng đỏ, một số loài ốc vỏ mềm, mồi ưa thích nhất của lươn là động vật chết đang bị thối rửa hoặc có mùi tanh.

– Đặc tính sinh trưởng của lươn là lớn tới một giai đoạn nào đó thì chuyển sang con đực. Khi còn nhỏ, từ lúc nở ra cho tới khi đạt khoảng 200g thì tất cả là lươn cái, trên 200g thì bắt đầu có một số chuyển sang con đực, từ khoảng 300g trở lên thì con đực nhiều hơn con cái. Biết được đặc tính này của lươn mà người nuôi tính toán được thời gian nuôi để khi thu hoạch sẽ thu được nhiều lươn đực hơn vì con đực lớn con hơn và giai đoạn của con đực lớn tương đối nhanh.

– Muốn có thời điểm đó cần biết chính xác được mùa vụ sinh sản của lươn. Mùa đẻ tự nhiên của lươn ngoài tự nhiên đẻ rải rác quanh năm nhưng tập trung nhất vào khoảng tháng 06 đến tháng 08 vì lúc này là mùa mưa, nước ngập, lươn tìm đến những bờ kênh, bờ mương đào tổ để đẻ trứng. Tính từ khi con lươn mới bắt đầu nở ra gọi là lươn bột dài khoảng 5 – 7 cm cho đến khi bắt đầu mang trứng khoảng 08 tháng. Năm đầu tiên có thể coi tất cả là lươn cái. Trong một năm lươn bắt đầu đẻ trứng vào tháng 06 đến tháng 08, khoảng 02 – 03 tháng sau lươn bắt đầu lớn bằng đầu đũa và những mùa lươn giống ở Đồng bằng sông Cửu Long bán khá nhiều là lươn đẻ vào khoảng tháng 06 đến tháng 08, lúc này là mùa nước nổi, lươn khoảng 03 tháng tuổi. Nếu mua được lươn này về nuôi qua năm sau chuyển sang lươn đực năng suất sẽ cao hơn.

– Nuôi lươn muốn đạt hiệu quả kinh tế cao ngoài việc tìm đúng thời điểm khi lươn cái trong hồ nuôi chuyển thành lươn đực để đảm bảo năng suất, số lươn còn lại có thể thu hoạch nhiều lần, đảm bảo nhu cầu tiêu thụ của thị trường đạt được giá cao nhất tăng thu nhập cho người nuôi.

– Tóm lại, kỹ thuật là vấn đề trước tiên cần phải quan tâm để đảm bảo được việc thả nuôi đạt kết quả cao nhất.

Một số đặc tính cơ bản của lươn đồng, Nguồn: Sưu tầm.

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *