Gỡ khó cho cá Tra vào thị trường Mỹ

1. Cánh cửa hẹp
– Theo Bộ NN-PTNT, trong những năm qua, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung, cá tra nói riêng vào thị trường Mỹ luôn bị áp thuế bán phá giá đối với hai mặt hàng tôm và cá tra. Mặc dù vậy, kể từ năm 2011 đến nay, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam khi sức mua của Mỹ đều dao động ở mức 20% – 22% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản mỗi năm của ngành thủy sản. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ đạt gần 337 triệu USD. Từ đầu năm 2015, sau khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả thuế chống bán phá giá lần thứ 10 với sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, với mức thuế gần 1 USD/kg, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này đã giảm 23,5% so với cùng kỳ năm 2015. Giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong 10 tháng đầu năm 2015 đạt 260,7 triệu USD, giảm 4,6% so với năm 2014.

– Theo những yêu cầu nằm trong “Quy định cuối cùng” về việc thiết lập chương trình giám sát đối với các loài cá thuộc bộ Siluriformes, trong đó có cá tra, cá ba sa của Việt Nam, vừa được USDA ban hành, FSIS sẽ giám sát chặt chẽ từ khâu tạo giống, thức ăn chăn nuôi, các loại kháng sinh sử dụng trong quá trình nuôi, các quy trình, hệ thống của nhà máy chế biến, đóng gói, dán nhãn, ghi rõ trọng lượng phi lê, trọng lượng nước, vận chuyển, kho nhập khẩu, phân phối ra thị trường Mỹ đến hệ thống các nhà hàng Mỹ sử dụng sản phẩm cá tra phục vụ thực khách tại Mỹ. Tất cả các khâu này phải được cơ quan ủy quyền của FSIS thực hiện, đánh giá và chứng nhận. Đồng thời, các quy trình này cũng phải nhận được chứng nhận phối hợp từ phía Bộ NN-PTNT Việt Nam thì sản phẩm mới được thông qua. Phía Mỹ yêu cầu trước tháng 3-2016, Việt Nam phải cung cấp danh sách các cơ sở kinh doanh có mong muốn tiếp tục xuất khẩu cá tra, cá ba sa vào thị trường Mỹ, cũng như văn bản đã tuân thủ theo quy định nhập khẩu hiện hành của FDA.

2. Nỗ lực gỡ khó
Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cũng đang nghiên cứu sửa lại Nghị định 36, đặc biệt là Thông tư 23 để phù hợp với tiêu chuẩn tương đương mà Mỹ đưa ra. Thực tế, quy định mới của Mỹ không chỉ áp dụng riêng cho Việt Nam mà đối với tất cả các nước xuất khẩu cá tra, cá ba sa vào nước này. Kể từ tháng 3-2016 trở đi sẽ là khoảng thời gian chuyển tiếp 18 tháng. Trong 18 tháng này, Việt Nam sẽ phải cung cấp các tư liệu để chứng minh rằng Việt Nam có hệ thống quản lý đối với sản xuất, chế biến cá da trơn tương đồng với Mỹ.

Gỡ khó cho cá tra vào thị trường Mỹ, Nguồn: Cục Chế biến NLTS và Nghề muối – Chebien.gov.vn.

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *